Các trang Bet nổi tiếng nhất Việt Nam

các trang Bet các trang Bet

Chiến lược tổng thể phát triển trường đến năm 2030

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN Các Trang Bet ĐẾN NĂM 2030

1. Sứ mạng

Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có năng lực đào tạo đa ngành, đa cấp trình độ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực ASEAN-4 và quốc tế; đào tạo gắn kết doanh nghiệp, kết hợp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ góp phần nâng cao chất lượng nhân lực nguồn nhân lực ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước, trong đó lấy đào tạo nguồn nhân lực thuỷ sản làm trọng điểm.

2. Tầm nhìn

Đến năm 2025, phát triển thành trường cao đẳng chất lượng cao, tiếp cận trình độ khu vực ASEAN-4 và quốc tế. Phấn đấu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành trường Đại học Kinh tế, Kỹ thuật và Thủy sản trong giai đoạn 2026 -2030; Đến năm 2030, trở thành cơ sở đào tạo có chất lượng và uy tín, từng bước đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

3. Mục tiêu chiến lược

3.1. Mục tiêu chung

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp, phát triển thành trường cao đẳng chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và quốc tế, đảm bảo mang lại điều kiện làm việc thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực của cán bộ, giáo viên; người học có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp; phấn đấu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn 2026 -2030; là cơ sở đào tạo có chất lượng và uy tín, có hệ thống quản trị tốt, có năng lực tự chủ và hoạt động hiệu quả.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2021-2025

- Sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn, hiệu quả theo nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Có hệ thống quản trị nhà trường hiện đại, phù hợp với quốc gia và các nước trong khu vực;

- Quy mô tuyển sinh từ 1.750 - 1.900 học sinh, sinh viên/năm; quy mô đào tạo đạt từ 3.500 - 3.850 học sinh, sinh viên/năm. Đào tạo 07 nghề trọng điểm (03 nghề cấp độ quốc tế, 02 nghề khu vực ASEAN và 02 nghề cấp độ quốc gia);

- 100% nhà giáo đạt chuẩn theo các quy định của giáo dục nghề nghiệp, 95% giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên (tiến sỹ có từ 8-10 người);

- Có đội ngũ chuyên trách đủ năng lực tham mưu và triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng, 100% các nghề trọng điểm được đánh giá ngoài.

- Cơ bản hoàn thành việc số hóa các hoạt động quản lý đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý cán bộ, viên chức;

- Từng bước chuyển sang cơ chế tự chủ về tài chính đối với các hoạt động có thu của nhà trường, đến năm 2025 tự chủ 20%. Đảm bảo thu nhập của cán bộ, viên chức và người lao động tăng hàng năm.

b) Giai đoạn 2026-2030

- Tiếp tục rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả và xây dựng mô hình quản trị tiên tiến tiếp cận với các nước phát triển trên thế giới. Phấn đấu đủ các điều kiện để đề xuất nâng cấp thành cơ sở giáo dục đại học.

- Quy mô tuyển sinh từ 2.800 - 2.900 học sinh, sinh viên/năm; quy mô đào tạo đạt từ 7.200 - 7.600 học sinh, sinh viên/năm; có 26 ngành nghề đào tạo; 100% các ngành/nghề đều có sự tham gia của doanh nghiệp và đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng;

- 100% giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên (trong đó tiến sỹ từ 10-15 người); các khoa chuyên ngành có từ 20 - 30% cán bộ, giáo viên có đủ trình độ ngoại ngữ làm việc độc lập với các chuyên gia nước ngoài;

- Xây dựng cơ sở vật chất đủ điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo h­ướng đồng bộ, hiện đại nhằm tạo môi trường thuận lợi cho giảng viên, sinh viên phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và phát huy năng lực trí tuệ vào việc phát triển nhà trường;

- Phấn đấu đến năm 2030 tự chủ 40%; đảm bảo thu nhập hàng tháng cho cán bộ, giảng viên và người lao động đạt 01 lần tiền lương cơ bản, doanh thu hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, khuyến ngư, chuyển giao đạt 25% tổng doanh thu.

4. Các nhiệm vụ trọng tâm

a) Nâng cao chất lượng đào tạo

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh thông qua các hoạt động quảng bá và mở rộng mạng lưới tuyển sinh tại các địa phương;

- Phát triển ngành, nghề đào tạo theo các giai đoạn:

 + Giai đoạn 2021-2025: mở mới 10 nghề thuộc các lĩnh vực: Kiểm ngư, Khuyến ngư, Bệnh học thủy sản, Khai thác và đánh bắt hải sản, Kỹ thuật chế biến món ăn, Chăm sóc sắc đẹp, Hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn, Quản trị khách sạn. Duy trì đào tạo 07 nghề trọng điểm đã được phê duyệt.

+ Giai đoạn 2026-2030:  Mở mới 09 nghề thuộc các lĩnh vực: Bảo vệ thực vật, Chọn và nhân giống cây trồng, Nông nghiệp công nghệ cao, Điện tử công nghiệp và dân dụng, Điện công nghiệp và dân dụng, Điện dân dụng, Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô, Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí.

- Tiếp tục đào tạo 07 nghề trọng điểm đã được phê duyệt; đào tạo 04 nghề chất lượng cao, gồm: Nuôi trồng thủy sản, Chế biến và bảo quản thủy sản, Thú y; Công nghệ sinh học; phấn đấu có từ 2-3 nghề được đào tạo bằng ngôn ngữ quốc tế.

- Đổi mới, phát triển chương trình, giáo trình đáp ứng yêu cầu, tiêu chí trường chất lượng cao;

- Mở các ngành đào tạo trình độ đại học phù hợp với lộ trình thành lập trường đại học (nếu có) về các lĩnh vực: Nuôi trồng thủy sản, Bệnh học thủy sản, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm, Thú y, Kế toán, Tài chính-ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin, Du lịch, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

b) Phát triển tổ chức bộ máy và nhân lực

- Xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án sắp xếp tổ chức và vị trí việc làm theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu theo từng lĩnh vực chuyên sâu của các khoa, bộ môn, có sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, gắn bó lâu dài với nhà trường, đáp ứng các tiêu chí trường chất lượng cao.

- Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút và sử dụng nhân tài, đảm bảo công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ổn định; nâng cao trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, giáo viên.

c) Phát triển người học

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV. Nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cho sinh viên, học sinh có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng số, kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp và tốt nghiệp ra trường có việc làm;

- Hoàn thiện đồng bộ các cơ chế, chính sách. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên phát triển trí tuệ, năng lực, thể chất, có tri thức và kỹ năng nghề;

- Nâng cao chất lượng phục vụ sinh viên và các dịch vụ nhằm giám sát và nâng cao chất lượng phục vụ.

d) Thực hiện kiểm định và đảm bảo chất lượng

- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng của trường đáp ứng tiêu chí trường chất lượng cao.

- Thực hiện, kiểm định chất lượng trường và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, đặc biệt là các nghề trọng điểm.

đ) Tăng cường hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học, hợp tác doanh nghiệp

    - Ký thỏa thuận hợp tác với các doanh nghiệp trong việc tiếp nhận HSSV thực hành thực tập tại doanh nghiệp; tham gia xây dựng chương trình, giáo trình,  tổ chức đào tạo, sử dụng nhân lực và chuyển giao công nghệ;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo với các trường đại học như trường Đại học Deakin - Australia, Đại học Trung Sơn - Trung Quốc…;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thực hiện các dự án khuyến ngư và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, địa phương có nhu cầu.

e) Tăng cường cơ sở vật chất  

- Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng theo tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao.

- Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phù hợp với Chiến lược phát triển Trường và thiết kế tổng thể mặt bằng xây dựng Trường; tổ chức khai thác, sử dụng hiệu quả, duy tu bảo trì tốt để đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất góp phần phát triển toàn diện, bền vững Trường. Tổ chức thực hiện dự án đầu tư trung hạn (nếu có) đảm bảo tiến độ, chất lượng, đúng quy đinh của pháp luật đầu tư công.

- Sử dụng có hiệu quả các thiết bị, tài sản và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài sản.

g) Phát triển tài chính, đẩy mạnh tự chủ

- Đổi mới phương thức quản lý, phát triển và đa dạng hóa nguồn tài chính, khai thác các nguồn thu từ đào tạo và các hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết… để tăng thu nhập cho cán bộ và giáo viên của Trường; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, tài sản của đơn vị để thực hiện mục tiêu chiến lược chung.

- Xây dựng lộ trình mức thu học phí và các hoạt động dịch vụ nhằm đạt mục tiêu doanh thu theo dự toán. Phấn đấu tăng thu nhập hàng tháng cho cán bộ, giảng viên và người lao động đạt 0,5 lần vào năm 2025, đến, đến năm 2030 đạt 01 lần tiền lương cơ bản.

- Thực hiện tự chủ tài chính theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

5. Nguồn tài chính thực hiện chiến lược

- Ngân sách Nhà nước.

- Nguồn thu sự nghiệp, thu sản xuất kinh doanh cảu đơn vị.

- Nguồn kinh phí huy động từ hợp tác quốc tế, từ các dự án, chương trình và xã hội hóa giáo dục avf kinh phí vay nợ, viện trợ.

- Các nguồn kinh phí khác.